>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
Tin đăng ngày: 20/12/2019 - Xem: 11586

Trong những năm gần đây tình hình thiếu nước phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên xảy ra ở khu vực Miền trung nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Đặc biệt với tác động kép của tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã tác động khiến khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề về nạn hạn hán; nhiều khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, trong đó có huyện Vũ Quang. Năm 2019, hiện tượng nắng nóng với nền nhiệt độ cao trên 42oC kèm theo gió phơn khô nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là các loại cây ăn quả có múi. Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện Vũ Quang đang có 3.435 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là các loại cam, chanh, bưởi. Trong số này có 1.852 ha đã cho quả với sản lượng 19.930 tấn trong vụ thu hoạch vừa qua; 35 ha vừa mới được trồng trong vụ xuân này; còn lại có độ tuổi từ 1 - 3 năm (sắp cho cho quả bói).. Cây có múi nói chung và cây cam chanh nói riêng, đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhờ đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Do đó, để ứng phó với tình hình này và đảm bảo nhu cầu nước tưới trong sản xuất thì phương pháp tưới tiết kiệm nước là phương pháp hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, “Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cam thâm canh tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh” đã được triển khai thực hiện.

Mô hình được triển khai vào tháng 5/2019 với quy mô 2ha, 2 hộ tham gia tại thôn Đức Giang, xã Đức Hương từ nguồn vốn Khuyến nông Trung ương hỗ trợ 75% và hộ dân tự đóng góp 30%. Theo đó, hệ thống tưới nước nhỏ giọt gồm: máy bơm nước, cốc lọc, bộ châm phân, trục cấp nước bằng ống PVC, van điều áp, đường ống dẫn nước PE đến các luống, ống nhỏ giọt vào 1.500 gốc cam chanh… Tổng chi phí hơn 120 triệu đồng triệu đồng.

Kết quả ghi nhận trong 8 tháng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào vườn cam cam cho thấy: Tưới nhỏ giọt tiết kiệm được lượng nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống của người dân là 52,5%; bón phân qua hệ thống nhỏ giọt tiết kiệm được trung bình 34% lượng phân bón đối với các loại phân vô cơ (Ure, lân, kali); giảm 75% công tưới; tăng năng suất 22,02%; lợi nhuận cao hơn 113 triệu đồng/ha so với phương pháp tưới truyền thống. Ngoài ra, kết quả mô hình còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng nông sản cung cấp cho người tiêu dùng.

Hướng dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam chanh tươi tốt, lá xanh mướt, được đánh luống trồng theo hàng lối khoa học, anh Nguyễn Quang Tiệp, hộ tham gia mô hình phấn khởi cho biết: Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam đã phát huy nhiều ưu điểm tích cực như: tiếp kiệm thời gian tưới, lượng nước tưới và công lao động; bón phân dễ dàng với hiệu quả cao; lượng nước được thấm sâu giữ ẩm tốt nên cây phát triển rất xanh tốt, hạn chế rụng quả sinh lý như trước đây và đặc biệt do được cung cấp đủ nước nên chất lượng cam năm nay ngọt hơn. Cụ thể, trước kia nếu áp dụng tưới tràn thủ công cho vườn cam này phải cần 3 công lao động thì nay nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ một người làm một ngày là xong. Mặt khác, khi tưới tràn loang, mỗi gốc cam mất khoảng 20 lít nước nhưng độ thấm không sâu nên sau 3 ngày phải tưới lại, còn tưới nhỏ giọt thì 6 ngày sau mới phải tưới lại. Đặc biệt là việc bón phân rất đều nhờ lượng phân bón được hòa tan hết vào thùng nước, qua bộ châm phân tưới đều cho các gốc nên hiệu quả bón phân rất cao.

Theo tính toán của cán bộ kỹ thuật thì mức độ phân bố độ ẩm đất được kiểm tra theo chiều sâu của các tầng đất, kết quả kiểm nghiệm cho thấy độ ẩm của đất phân bố tương đối đồng đều theo chiều sâu các tầng đất canh tác. Để đảm bảo thấm sâu đạt yêu cầu, hệ thống tưới được bố trí thành từng khu vực để tưới lặp lại 2h/lần, sau 6 – 8 tiếng ở lớp đất bề mặt từ 0 - 30cm, độ ẩm ở lớp đất này đã tăng nhanh do lượng nước trên bề mặt nhanh chóng ngấm xuống. Độ ẩm đất ở dưới tầng sâu (60 -90cm) thay đổi chậm theo thời gian sau khi tưới. Trong tầng đất canh tác của cây cam từ 0 - 60 cm, sau thời gian 1 tuần, độ ẩm trong đất vẫn đảm bảo cho cây cam sinh trưởng phát triển tốt. Như vậy, tưới nhỏ giọt có khả năng thực hiện chế độ tưới theo độ ẩm tối ưu vì điều khiển chế độ tưới dễ dàng, chỉ cần một lượng nước phù hợp cho mỗi lần tưới, tổn thất nước do ngấm sâu, chảy tràn, hao hụt hầu như rất thấp do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng.

Upload

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ngoài hiệu quả tiết kiệm nước còn giảm chi phí lao động do số giờ bơm nước giảm, giảm công bón phân do không còn phải thuê nhân công tưới nước, bón phân như phương pháp tưới tràn. Chi phí phân bón ở mô hình cũng giảm một ít do tiết kiệm được lượng phân bón không bị rửa trôi so với hệ thống tưới truyền thống. Vào mùa khô, cam thường phải tưới 1 tuần/lần, mỗi lần tưới tràn phải mất tối thiểu 1 ngày/ha, mỗi ngày phải thuê 2 nhân công phụ trách 2 vòi tưới. Chỉ tính riêng tiền công, mỗi đợt tưới mất từ 400 – 500 tiền thuê nhân công. Nếu tính cả tiền điện thì mỗi đợt tưới mất 1 – 1,2 triệu đồng. Ngoài ra, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt còn làm tăng năng suất cây trồng, năng suất cam có áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt 14,35 tấn/ha trong khi đó năng suất cam áp dụng phương pháp tưới truyền thống chỉ đạt 11,19 tấn/ha, tăng 22,02%,

 Ông Lê Hào Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hương cho biết: Từ nhiều năm nay, cam chanh là cây trồng chủ lực của xã, là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn hộ nông dân. Tuy nhiên, việc canh tác cây cam phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tình trạng cây cam bị ảnh hưởng do hạn hán vì địa bàn chủ yếu là đồi núi, đất có độ dốc cao và xa nguồn nước nên việc đưa được nước tưới lên cho cây gặp rất nhiều khó khăn. Việc triển khai mô hình tưới nhỏ giọt thực sự mở ra một hướng đi mới cho các hộ dân nơi đây, giúp bà con tiếp cận hình thức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, không chỉ với cây cam mà còn có thể mở rộng ra một số loại cây trồng khác.

Việc khai thác hiệu quả hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel ở Đức Hương đã thực sự giúp nông dân tiếp cận các hình thức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp sạch, tạo ra các sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần quan trọng giúp Đức Hương giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 

Trịnh Đình Triều

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

27/7/2020 - Nông dân&doanh nghiệp: Hai nhà liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Hà Tĩnh
6/7/2020 - Thành công mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng”
16/6/2020 - Rộn ràng mùa thu hoạch sen ở Thanh Châu
29/5/2020 - Nâng cao thu nhập vườn hộ nhờ trồng cây bưởi Diễn
20/12/2019 - Hiệu quả mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
20/12/2019 - Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
20/12/2019 - Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hướng đi bền vững
20/12/2019 - Hiệu quả từ mô hình thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
7/10/2019 - Nuôi cá rô phi, mô hình hay cho xã khó
6/5/2019 - ADI 168 - Giống lúa triển vọng trên đất Hà Tĩnh
25/1/2019 - Nuôi thủy sản trên sông Vịnh, thu lãi 150 triệu đồng/1 ha mặt nước
14/11/2018 - Đặc sản cam giòn trên vùng quê Thượng Lộc
6/11/2018 - Làm giàu trên vùng đất cát
29/10/2018 - Nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại Hà Tĩnh
17/10/2018 - Bén duyên nghề nuôi ếch
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 1,699
Tất cả: 985,557
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com