>> HOẠT ĐỘNG NGÀNH NN |

Kỳ Anh tập trung chống hạn trên cây chè
Tin đăng ngày: 26/6/2020 - Xem: 5598

Cây chè nguyên liệu đã và đang là cây trồng cho thu nhập chính đối với một bộ phận bà con nông dân huyện Kỳ Anh. Những ngày nắng nóng đỉnh điểm này, nhiều hộ dân đang dồn sức chống hạn và chăm sóc cho cây chè.

          Rút kinh nghiệm từ các năm trước, bước vào mùa nắng nóng năm nay người trồng chè xã Kỳ Trung huyện Kỳ Anh tập trung cao cho việc phòng chống hạn. Gia đình ông Nguyễn Khắc Kính ở thôn Bắc Sơn (xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh) có 1,5 ha chè nguyên liệu. Vào mùa nắng nóng năm nay, ông  đã đầu tư hệ thống béc tưới 360 độ có công suất lớn với chi phí khoảng 15 triệu đồng. Với diện tích 1,5 ha, ông sử dụng béc tưới chỉ trong vòng 1 ngày. Nhờ thế, mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng chè của gia đình anh vừa rồi vẫn xanh tốt cho thu hoạch khá, đạt từ 4,5 - 5 tấn/ha.

Việc chống hạn trên cây chè tại đây cũng gặp nhiều khó khăn. Nhất là những vùng không có các nguồn nước tự nhiên thì bắt buộc người dân phải đầu tư khoan giếng sâu tới 50 mét để lấy nước ngầm cung cấp hệ thống béc tưới nhỏ. Cùng với việc đào ao, khoan giếng, mua sắm máy bơm nước, lắp đặt hệ thống béc tưới, người dân vùng chè là tích cực chăm sóc, bón phân, làm cỏ và tủ gốc cho chè bằng các loại cây phân xanh, lá cây tươi để giữ ẩm. Việc vừa bón phân chuồng vừa tưới nước bằng béc đã giúp đất tươi xốp và tăng khả năng chống hạn cho cây chè.

Theo anh Bùi Đức Kỳ ở Thôn Đất Đỏ (xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh), trước đây gia đình chủ yếu sử dụng bơm vòi tưới tràn nhưng bây giờ nhận thấy việc tưới tràn rất tốn nước và đất bị nén làm cây chè khó hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, vừa rồi gia đình được các cán bộ kỹ thuật tư vấn thì gia đình đã đầu tư hệ thống tưới bằng béc và nhận thấy cách làm này rất hiệu quả bởi vừa tiết kiệm nước vừa tăng độ xốp cho đất.

Upload

Kiểm tra chè tại Kỳ Trung

Kỳ Trung là xã có diện tích trồng chè lớn nhất của huyện với trên 160 ha và có đến 70% hộ gia đình tham gia trồng chè, sản lượng bình quân từ 15 – 17 tấn/ha, sản lượng chè tươi hàng năm ước đạt 1.200 tấn. Đợt hạn hán năm 2019, toàn xã có trên 70% diện tích chè bị ảnh hưởng, không có thu nhập, trong đó có 17 ha bị chết trắng.   Rút kinh nghiệm từ năm trước, năm nay, người dân nơi đây đã chủ động hơn trong việc chống hạn cho cây chè.

Ông Nguyễn Trọng Thuần - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Trung cho biết: “Cây chè luôn được xã xác định là cây trồng chủ lực để nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, dù ngân sách của xã còn hạn hẹp nhưng thời gian tới, xã sẽ cố gắng cân đối nguồn lực để có chính sách hỗ trợ người dân tiến hành đầu tư lắp đặt hệ thống thủy lợi phục vụ cho phát triển cây chè.Phấn đấu trong năm 2020, toàn xã sẽ có trên 50% diện tích chè được chủ động tưới nước và tiếp tục mở rộng diện tích được tưới trong thời gian tới”.

Hiện nay, toàn huyện Kỳ Anh có hơn 700 hộ sản xuất chè liên kết với Xí nghiệp Chè 12/9 với tổng diện tích hơn 220 ha. Tập trung ở các xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng và Kỳ Trung. Để chống hạn cho cây chè trong mùa nắng nóng, các xã trồng chè đã phối hợp với Xí nghiệp chè 12/9 đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư trang thiết bị máy móc, khoan giếng tưới cho chè, có những hộ đầu tư lên đến hàng chục triệu đồng để chống hạn cho cây chè. 

Anh Nguyễn Văn Kiên- Giám đốc Xí nghiệp chè 12/9 Kỳ Anh cho biết: Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, Xí nghiệp chè đã chủ động trong việc tập trung tư vấn, hướng dẫn người dân lắp đặt hệ thống tưới đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. Đồng thời, giai đoạn này cán bộ kỹ thuật cũng đã trực tiếp hướng dẫn bà con về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo cây chè sinh trưởng phát triển tốt”.

Upload

Nhiều hộ dân đã đầu tư hệ thống béc tưới chống hạn cho cây chè

Là những xã miền núi của huyện Kỳ Anh, các xã Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây đều có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, chè được xác định là loại cây trồng phát triển chủ lực, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm hộ dân. Vì thế, nhiều năm qua, diện tích trồng chè tại những địa phương này đã dần được mở rộng. Tính đến nay, chè vẫn là một trong những cây trồng giải quyết việc làm cho lực lượng lớn và đem lại thu nhập khá cho người dân của huyện. Bình quân thu nhập người dân nơi đây đạt 15-20 triệu đồng/ha. Không chỉ góp phần cải thiện chất lượng kinh tế, bộ mặt kinh tế nông thôn, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.

          Vì thế, để bảo vệ cho 20 ha diện tích chè trồng mới và hơn 200 ha chè kinh doanh phát triển tốt, năm nay, nhiều hộ dân ở huyện Kỳ Anh đã đầu tư thêm hệ thống béc tưới. Hiện nay, toàn huyện có hơn 100 hộ trồng chè đang thực hiện mô hình tưới  bằng hệ thống béc tưới để chống hạn cho cây chè nhằm đảm bảo được năng suất, chất lượng trong các đợt nắng nóng khô hạn sắp tới./.

                                                                                                                                                                                                         Xuân Hồng

 

         

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

23/4/2024 - Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ tại Hà Tĩnh
17/4/2024 - Bài 1: NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI SỰ ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS (IoT)
17/4/2024 - Sản xuất chè VietGAP - Hướng đi bền vững
17/4/2024 - Cây rèng rèng tăng thu nhập kinh tế nơi vùng đất bán Sơn địa
17/4/2024 - Người tiên phong đưa sản phẩm gạo hữu cơ ra thị trường
15/4/2024 - Triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn
15/4/2024 - Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại huyện Vũ Quang
15/4/2024 - Cẩm Xuyên triển khai mô hình đậu tương theo hướng hữu cơ
11/4/2024 - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình lúa vụ xuân
10/4/2024 - Thận trọng sâu, bệnh gây hại giai đoạn lúa trổ bông
5/4/2024 - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống hoa phong lan quý tại Hà Tĩnh
3/4/2024 - Trồng hành tăm, biến vùng đất khó cho thu nhập cao
3/4/2024 - Nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết sản xuất- Hướng đi bền vững
2/4/2024 - Tập huấn sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ
2/4/2024 - Đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng bệnh dại chó, mèo
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 177
Tất cả: 983,240
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com