|
Những doanh nhân 9X đưa nông nghiệp Hà Tĩnh ngày càng phát triển
Hà Tĩnh đang ngày càng phát triển giàu và đẹp. Trong bức tranh chung ấy, có rất nhiều người tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã là Giám đốc, Phó Giám đốc các Hợp tác xã (HTX), chủ trang trại,... đang hoạt động kinh tế có hiệu quả. Họ mang nhiệt huyết tuổi trẻ cống hiến và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
|
|
|
|
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn tiên phong trong mọi phong trào.
Luôn tiên phong đi đầu trong mọi phong trào, tích cực đổi mới, sáng tạo, xây dựng phương án hoạt động hiệu quả, những năm qua Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) duy trì sản xuất hiệu quả và ngày càng phát triển, trở thành điểm tựa vững chắc cho nhà nông phát triển kinh tế.
|
|
|
|
Vị giám đốc HTX tâm huyết với sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu
Đó là ông Lê Văn Bình- Giám đốc HTX Nông nghiệp Nga Hải , xã Xuân Mỹ , huyện Nghi Xuân . Vượt qua bao khó khăn, thử thách, nhưng b ằng ý chí, quyết tâm, sự đam mê của mình, ông Lê Văn Bình đã xây dựng được cả một cơ ngơi rộng lớn theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển đa dạng ngành nghề, ứng dụng công nghệ cao và đã cho ra thị trường những sản phẩm sạch, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
|
Tấm gương cựu chiến binh vượt khó làm kinh tế giỏi
Đến xã Thạch Ngọc vào những ngày hè nắng chói chang, thế nhưng trước mắt chúng tôi là một màu xanh tươi mát bởi những khu vườn đầy cây trái. Cũng trong dịp này, tôi được đến thăm mô hình làm kinh tế vườn của cựu chiến binh Trần Hữu Hộ ở thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc, là một trong những tấm gương đi đầu trong việc mạnh dạn chuyển đổi, lựa chọn mô hình kinh phù hợp để biến mảnh đất khô cằn thành một khu vườn với nhiều loại cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao.
|
|
|
|
Thành công mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng”
Những năm gần đây, nghề nuôi thẻ chân trắng ở Hà Tĩnh đã có sự phát triển cả về quy mô diện tích cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi người dân vẫn còn lạm dụng việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để xử lý ao nuôi và phòng trị bệnh cho tôm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thương phẩm của tôm khi thu hoạch cũng như ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi cho những vụ sau.
|
|
|
|
Rộn ràng mùa thu hoạch sen ở Thanh Châu
Giữa những ngày hè tháng 6 nắng chói chang, về vùng đất thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), dọc theo con đường đi vào thôn Thanh Châu chúng ta sẽ bắt gặp những ruộng sen rộng mênh mông, bát ngát đang độ hoa nở.
|
|
|
|
Nâng cao thu nhập vườn hộ nhờ trồng cây bưởi Diễn
Về với xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh vào một ngày tháng 5 dưới cái nóng oi bức của mùa hè, nhưng khi đến với thôn Văn Xá chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi ở đây cây cối vẫn có một màu xanh đậm tràn đầy sức sống. Đi từ vườn này qua vườn nọ là những cây bưởi trĩu quả.
|
|
|
|
|
Hiệu quả mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Chủ trương xóa bỏ vườn tạp, thay thế các loại cây gỗ nguyên liệu giá trị kinh tế thấp bằng các loại cây ăn quả có múi đã được người dân miền núi hưởng ứng tích cực và bước đầu đem lại hiệu quả. Nhiều địa phương đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại cây ăn quả có múi và xem đây là những sản phẩm chủ lực, mũi đột phá trong phát triển nông nghiệp. Do đó, các loại cây này được phát triển ồ ạt, diện tích tăng rất nhanh, nhất là ở Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn và một số địa phương có lợi thế về đất vườn đồi. Đến nay, cam, bưởi... đã bước đầu cho thấy tiềm năng, hiệu quả kinh tế, thích ứng trên nhiều vùng đất cao cạn, đất đồi vườn. Đặc biệt, tại các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nhiều gia đình đã thoát khỏi nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên đồng đất quê hương.
|
|
|
|
Tưới nhỏ giọt cho cam thâm canh: Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
Trong những năm gần đây tình hình thiếu nước phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên xảy ra ở khu vực Miền trung nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Đặc biệt với tác động kép của tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã tác động khiến khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề về nạn hạn hán; nhiều khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, trong đó có huyện Vũ Quang. Năm 2019, hiện tượng nắng nóng với nền nhiệt độ cao trên 42oC kèm theo gió phơn khô nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là các loại cây ăn quả có múi. Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện Vũ Quang đang có 3.435 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là các loại cam, chanh, bưởi. Trong số này có 1.852 ha đã cho quả với sản lượng 19.930 tấn trong vụ thu hoạch vừa qua; 35 ha vừa mới được trồng trong vụ xuân này; còn lại có độ tuổi từ 1 - 3 năm (sắp cho cho quả bói).. Cây có múi nói chung và cây cam chanh nói riêng, đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhờ đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Do đó, để ứng phó với tình hình này và đảm bảo nhu cầu nước tưới trong sản xuất thì phương pháp tưới tiết kiệm nước là phương pháp hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, “Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cam thâm canh tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh” đã được triển khai thực hiện.
|
|
|
|
Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hướng đi bền vững
Với mục tiêu giúp người dân nắm vững quy trình kỹ thuật trồng cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển cây cam theo hướng hình thành được các vùng sản xuất cam an toàn quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề sản xuất cam tại các vùng quy hoạch trở thành nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình “Trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” với quy mô 5ha tại 2 xã Nam Hương huyện Thạch Hà và xã Thường Nga, huyện Can Lộc
|
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
|
|
|
|
|