>> GƯƠNG ĐIỂN HÌNH |

Anh nông dân làm giàu từ nghề ương nuôi cá giống
Tin đăng ngày: 27/3/2024 - Xem: 1026

Xuất phát từ gia đình thuần nông, không qua trường lớp đào tạo nào  nhưng nhờ chịu khó, ham học hỏi và sáng tạo trong sản xuất, anh Phan Danh Định đã thành công từ nghề ương nuôi cá giống và mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Năm nào cũng vậy, vào độ tháng Giêng, tháng Hai trong khi mọi người đang du xuân thì anh Phan Danh Định (Tổ dân phố K130, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại rất bận rộn với công việc ương nuôi cá giống để kịp thời có đủ số lượng phục vụ cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.

Upload

Anh Phan Danh Định đang kiểm tra và phân loại cá giống

Sau thời gian khoảng 5 năm theo nghề ương nuôi cá giống nước ngọt, đến nay anh Định đã có được những thành quả nhất định. Mỗi năm anh cung cấp cho thị trường hơn 3 triệu con cá giống chất lượng, được bà con trong và ngoài tỉnh tin tưởng tìm đến mua.

Nhớ lại những ngày đầu mới lập nghiệp, bản thân anh Định xuất phát từ gia đình thuần nông, tuy diện tích đất nông nghiệp rộng lớn nhưng thu nhập từ lúa vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Sau thời gian trăn trở suy nghĩ, anh đã vay mượn 120 triệu đồng đầu tư mô hình chăn nuôi. Anh Định đã tập trung nuôi lợn, nuôi gà, nuôi bò và đào ao thả cá. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên anh cũng có được thu nhập kha khá từ chăn nuôi. Trải qua mấy năm trực tiếp sản xuất, chăn nuôi, anh nhận thấy nhu cầu cá giống của bà con trên địa bàn khá lớn. Trong khi đó, việc mua và vận chuyển cá giống từ địa phương khác về Hà Tĩnh lại vất vả, tốn kém. Bên cạnh đó, quãng đường vận chuyển mất 2 - 3 ngày mới đến nơi nên tỷ lệ hao hụt của cá giống khá cao. Từ đó anh Định đã có suy nghĩ ương cá giống phục vụ việc nuôi cá của gia đình mình cũng như phục vụ cho bà con trong địa phương.

“Vạn sự khởi đầu nan”, vì chưa có kinh nghiệm nên năm đầu tiên, cá phát triển chậm, còi cọc nên vụ nuôi cá năm đó của anh không thành công. Không nản chí, anh Định bỏ công sức ra đi tìm hiểu kinh nghiệm thực tế ương nuôi cá địa phương khác, nghiên cứu kỹ các tài liệu về quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống và quyết tâm đầu tư lại bài bản, đúng quy trình kỹ thuật.

Với diện tích hơn 3 ha, anh Định đã chia thành 5 ao, trong đó 4 ao ương  cá giống, 1 ao nuôi thương phẩm. Diện tích mỗi ao từ 3.000 m2 đến 1 ha. Lần này anh tuân thủ kỹ thuật các bước cải tạo, xử lý ao ương. Anh chủ động sửa sang, gia cố lại các ao, nâng cao hệ thống bờ; xây dựng và lắp đặt hệ thống dẫn nước, máy sục khí, máy bơm, bể trữ nước, bể ươm cá. Sau khi nạo vét đáy ao, gia cố bờ ao, cống, tiến hành bón vôi, phơi ao 5 – 7 ngày rồi mới tiến hành lấy nước vào ao ương. Nước lấy vào ao ương phải qua túi lọc, chắn cá tạp, địch hại, ngăn không cho vào ao ương. Đồng thời, anh đã xây xựng hệ thống 20 bể để ấp trứng và ương dưỡng cá ở giai đoạn đầu.

Upload

  Hệ thống bể xi măng để ương dưỡng cá giống

Anh Định cho biết: “Để ương dưỡng thành công, cần đặc biệt chú ý đến nguồn cá giống nhập về. Vì thế tôi đã lựa chọn Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, là nơi cung cấp nguồn trứng cá cũng như nguồn cá giống uy tín trong ngành thủy sản của cả nước về cho ấp nở và ương nuôi. Trứng cá giống được cho ấp tại các bể ương, sau 2 ngày trứng nở cho thả tại các hồ và tiếp tục chăm sóc. Tuỳ loài cá khác nhau, có thể ương gièo với mật độ 500 – 1.500 con/m2.”.

“Về thức ăn cho cá bột, trong mười ngày đầu cho ăn gồm lòng đỏ trứng vịt luộc tán nhuyễn và bột đậu nành pha loãng nấu chín, số lượng 5 lòng đỏ trứng vịt và 500g bột đậu nành cho 100.000 cá bột/ngày. Thời gian ương nuôi cá bột, cần bổ sung Vitamin tổng hợp, Beta glucan, khoáng chất… Ngoài ra, định kỳ hàng tuần phải bắt cá kiểm tra mang, vảy, nội quan và chủ động diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, diệt nấm.”. anh Định chia sẻ thêm.

Nhờ áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất khoa học trong tất cả các khâu ương dưỡng cá giống của anh Định phát triển tốt. Qua theo dõi, tỷ lệ sống của các loại giống cá cao nhất đạt từ 90 - 95%. Ngoài các đối tượng truyền thống như: cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè, cá chép thì hiện nay, anh còn ương dưỡng đa dạng các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá lóc, cá rô đầu vuông, cá trắm đen, cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng,…  Cá giống tại cơ sở của anh Nguyễn Danh Định sống khỏe, lớn nhanh và đặc biệt là nuôi thương phẩm cho sản lượng cao. Vì vậy, sau 5 năm ương nuôi cá giống, đã được bà rất con tin tưởng mua cá giống tại cơ sở của anh.

Hiện nay, trại cá giống của anh Định chủ yếu cung cấp cho thị trường cá bột (khoảng 7 ngày tuổi) và cá giống (khoảng 20 ngày tuổi) với số lượng lên đến hàng trăm ngàn con mỗi tuần, tùy theo đơn hàng khách mua. Bên cạnh những khách hàng quen thuộc, nhờ làm tốt khâu quảng bá sản phẩm qua kênh mạng facebook, youtube nên lượng khách hàng biết đến và mua cá giống ngày càng tăng, nhiều khách hàng ở các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình đã đặt mua với số lượng khá lớn.

qua thời gian gắn bó với nghề và nắm bắt nhu cầu sản xuất của người dân nên anh Định không nuôi cá thương phẩm mà chú tâm vào việc ương dưỡng cá giống để đủ số lượng cung cấp cho khách hàng. Mỗi năm, anh xuất bán ra thị trường hơn 3 triệu cá bột, cá giống. Giá bán cá bột là 100 đồng/con và cá giống là 1.000 - 3.000 đồng/con. Sau khi trừ hết chi phí, thu nhập từ cá giống đạt hơn 500 triệu đồng.

Bên cạnh tập trung đầu tư trang trại, nâng cao chất lượng cá giống, anh Định cũng tích cực hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, tư vấn cách chăm sóc, hướng dẫn cách nuôi cá lớn nhanh cho người dân có nhu cầu nuôi cá cũng như khách hàng đến mua cá giống tại cơ sở của anh. Cơ sở cá giống của anh Định còn tạo việc làm cho 3 nhân công với mức lương 5-7 triệu đồng/tháng.

Ông Phan Công Lý – Phó chủ tịch UBND Thị trấn Nghèn cho biết: “Anh Phan Danh Định là nông dân chịu khó, có kiến thức, kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư và làm giàu chính đáng, là tấm gương để bà con địa phương học hỏi. Mô hình đã phát huy được thế mạnh của địa phương bởi vì nhờ có cơ sở ương dưỡng cá giống chất lượng như của anh Định mà nhiều hộ dân trên địa bàn đã tận dụng các ao hồ để nuôi cá, tăng thêm thu nhập. Đây cũng chính là cơ sở giúp địa phương phát triển nghề nuôi cá nước ngọt và đóng góp đáng kể trong việc giảm nghèo nông thôn, giúp người dân tạo dựng cơ nghiệp vững chắc”.

Hoàng Thanh

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

26/4/2024 - Tháng công nhân năm 2024: “Đoàn kết công nhân- triển khai Nghị quyết”
23/4/2024 - Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ tại Hà Tĩnh
17/4/2024 - Bài 1: NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI SỰ ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS (IoT)
17/4/2024 - Sản xuất chè VietGAP - Hướng đi bền vững
17/4/2024 - Cây rèng rèng tăng thu nhập kinh tế nơi vùng đất bán Sơn địa
17/4/2024 - Người tiên phong đưa sản phẩm gạo hữu cơ ra thị trường
15/4/2024 - Triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn
15/4/2024 - Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại huyện Vũ Quang
15/4/2024 - Cẩm Xuyên triển khai mô hình đậu tương theo hướng hữu cơ
11/4/2024 - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình lúa vụ xuân
10/4/2024 - Thận trọng sâu, bệnh gây hại giai đoạn lúa trổ bông
5/4/2024 - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống hoa phong lan quý tại Hà Tĩnh
3/4/2024 - Trồng hành tăm, biến vùng đất khó cho thu nhập cao
3/4/2024 - Nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết sản xuất- Hướng đi bền vững
2/4/2024 - Tập huấn sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 748
Tất cả: 988,928
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com