>> TIN TỨC | TIN TỨC TRONG NƯỚC

Nuôi tôm trên cát ở Duyên hải miền Trung: Giải pháp khai thác hiệu quả đất cát
Tin đăng ngày: 25/5/2017 - Xem: 3830

Bao đời nay, ngư dân luôn hướng ra biển để hái lộc thiên nhiên ban tặng. Tư duy này nếu không có định hướng phát triển thì ngư trường đánh bắt sẽ cạn kiệt dần. Vì thế, chủ trương của Chính phủ là phát triển nghề nuôi tôm trên cát bằng cách tận dụng lợi thế dải đất cát ven biển trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác các tỉnh Duyên hải miền Trung tham quan mô hình nuôi tôm trên cát tại huyện Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Khơi dậy tiềm năng

Vùng Duyên hải miền Trung trải dài trên 1.800km bờ biển, bao gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000ha. Năm 2000, phong trào nuôi tôm trên cát bắt đầu “bén duyên” ở nơi này, tuy nhiên, việc phát triển thời kỳ đầu còn chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Đến thời kỳ áp dụng công nghệ nuôi mới như thâm canh ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh, tái sử dụng nước, công nghệ bioflocs... thì diện tích nuôi tôm trên cát phát triển mạnh. Thống kê đến năm 2016 cho thấy, toàn vùng miền Trung có 3.734ha nuôi tôm trên cát, tăng trưởng trung bình khoảng 7,5%/năm (giai đoạn 2010- 2016); sản lượng đạt 41.705 tấn, tăng trưởng bình quân 5%/năm. Trong mấy năm qua đã hình thành 3 loại hình nuôi trồng gồm: Hộ cá thể, hợp tác xã và doanh nghiệp. Mô hình hộ cá thể thường có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát. Vì thế, để đảm bảo phát triển bền vững, Tổng cục Thủy sản khuyến khích nuôi tập trung, quy mô lớn.

Được biết, hiện nay diện tích có thể phát triển nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung là 12.000-14.600ha. Tuy nhiên, vùng đất cát này thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, bão lũ; hoạt động nuôi trồng chủ yếu thâm canh nên cần vốn đầu tư lớn, trong khi đó, các tổ chức tài chính, tín dụng còn hạn chế trong việc cho vay vốn để nuôi tôm trên cát; trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế;...

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500ha, sản lượng trên 60.000 tấn; năm 2025 diện tích nuôi 7.000ha, sản lượng trên 110.000 tấn, các địa phương phải xây dựng cụ thể các giải pháp về quy hoạch; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; giám sát chặt chẽ điều kiện các cơ sở nuôi, con giống; đưa khoa học công nghệ vào sản xuất; ưu tiên đầu tư hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh; xây dựng chính sách đầu tư hạ tầng, tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất giống, thức ăn, cơ sở nuôi tôm trên cát...

Nuôi tôm phải giữ được rừng phòng hộ

Phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững nuôi tôm trên cát được tổ chức tại Hà Tĩnh mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, khu vực Duyên hải miền Trung có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi tôm trên cát. Nếu khai thác đúng lợi thế, thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi, chịu đầu tư thì năng suất tôm đạt 20 - 40 tấn/ha không phải là vấn đề khó. Đặc biệt, với 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế vừa chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển thì việc đầu tư đối tượng nuôi này sẽ giảm bớt áp lực khai thác ven bờ, ổn định đời sống người dân.

Về lâu dài, Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh rà soát diện tích đất cát có thể quy hoạch phát triển nuôi tôm theo hướng không vi phạm đất rừng ven biển; vùng quy hoạch phải thuận lợi xây dựng thiết chế hạ tầng như điện, nước...; không xung đột quy hoạch sản xuất ngành khác hoặc đối tượng khác trong ngành.  “Đây là bước cực kỳ quan trọng, càng làm chi tiết, càng tập trung thì càng dễ thành công. Quan trọng nhất là các địa phương phải có quyết tâm, triển khai bài bản, không quy hoạch “chay” để đảm bảo đề án xây dựng áp dụng được vào thực tiễn”, ông Cường nói.

Bộ trưởng Cường cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trên diện tích đang canh tác; liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề về giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế biến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuyệt đối không để tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, Hà Tĩnh đã có 400ha đưa vào nuôi trồng; quy hoạch 1.000ha nuôi tôm trên cát; hình thành 8 vùng nuôi tập trung. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững, kiến nghị Chính phủ có quy hoạch vùng, liên vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ, tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng kế cấu hạ tầng trên bờ như: hạ tầng vùng nuôi tôm, khu tránh trú bão, giao thông...

Giám đốc Công ty Sao Đại Dương (Hà Tĩnh), bà Nguyễn Thị Hạnh cho biết, sau 10 năm nuôi tôm trên cát thành công, ngoài vấn đề giống, hạ tầng, thị trường... để nuôi tôm bền vững, yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Công ty Sao Đại Dương tuyển hẳn 15 kỹ sư và 2 chuyên gia “bám” ao nuôi để theo dõi sự phát triển của tôm. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn quan trắc nước định kỳ, xét nghiệm tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi bán ra thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, nuôi tôm trên cát là hướng đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhất thiết phải có sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước trong công tác quy hoạch; đầu tư hệ thống thủy lợi, cấp thoát, xử lý nước thải...; cần phải ưu tiên về vốn nhằm giúp doanh nghiệp và nông dân vào cuộc phát triển có hiệu quả, đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Anh Bình/kinhtenongthon.com.vn

Nguồn:
Từ khóa:

Tin tức trong nước khác:

8/11/2023 - Thư chúc mừng Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14/11/1945-14/11/2023)
6/11/2023 - Thư cảm ơn
23/7/2023 - Hà Tĩnh: Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên nhiều diện tích lúa Hè thu
24/1/2022 - Hội nghị Đổi mới công tác khuyến nông
30/7/2021 - Nền nông nghiệp nếu không tính hết chi phí sẽ là nền nông nghiệp đánh đổi
30/7/2021 - Hướng dẫn chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Việt Nam được công bố chính thức cho cộng đồng doanh nghiệp
5/1/2021 - Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy T.Ư tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020
12/10/2020 - Một số thay đổi chính sách trên thị trường Tháng 10
4/7/2019 - Hướng dẫn một số quy định về quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành
2/7/2019 - Quy định mới về đối tượng thuỷ sản nuôi chủ lực
20/6/2019 - Nghị quyết 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
10/6/2019 - Cảnh báo xuất hiện vắc-xin dịch tả lợn châu Phi giả
2/7/2018 - Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông.
27/11/2017 - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020.
1/11/2017 - Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao trong nông nghiệp
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 201
Tất cả: 995,076
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com