>> CẨM NANG KỸ THUẬT | THỦY SẢN

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi
Tin đăng ngày: 11/5/2017 - Xem: 4910

Hiện nay, tình hình thời tiết hiện đang diễn biến phức tạp mưa nắng thất thường, nhiệt độ dao động lớn giữa ngày và đêm làm môi trường ao nuôi biến động phức tạp ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tôm. Tại một số địa phương trong tỉnh như ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), xã Thạch Bằng (huyện Lộc Hà), xã Thạch Hải ( huyện Thạch Hà) đã có hiện tượng dịch bệnh trên tôm nuôi.

 Để thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm năm 2017, ngày 08/5/2017 Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh đã có văn bản số 109/TS-NTTS về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đối với nuôi tôm, dưới đây xin lưu ý đến các hộ/cơ sở nuôi tôm trong tỉnh các nội dung khuyến cáo của Chi cục Thủy sản: 

  1. Đối với vùng đã thả nuôi

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khoẻ tôm nuôi và môi trường ao nuôi. Tăng cường công tác chăm sóc, gia cố bờ ao, chống hiện tượng rò rỉ, hao hụt nước trong ao nuôi, duy trì độ sâu ao đạt 1,3 - 1,5 mét.

- Cho ăn đủ lượng và đủ chất, thường xuyên bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

- Thường xuyên thăm ao để phát hiện sớm tình hình dịch bệnh, nhất là bệnh đốm trắng; bệnh đốm trắng thường có hiện tượng là: dưới vỏ đầu ngực tôm có những đốm trắng đường kính từ 0,5 - 2mm, thường có liên quan với sự xuất hiện bệnh đỏ thân ở tôm nuôi sau 1 - 2 tháng; cả tôm sú và tôm thẻ nuôi theo hình thức quảng canh và thâm canh đều dễ mắc bệnh, thường phát bệnh vào thời điểm giao mùa (mùa xuân chuyển sang mùa hè và mùa mưa). 

- Khi lấy nước cần theo dõi tình hình nuôi ở các vùng xung quanh nếu nằm trong vùng bị dịch bệnh thì không nên lấy nước.

- Nên sử dụng vôi CaCO3, Dolomite (liều lượng 7 - 10 kg/1000 m2) tạt quanh bờ, xuống ao nuôi trước và sau khi có mưa và định kỳ 10 -15 ngày/lần nhằm ổn định môi trường, hạn chế mầm bệnh trong ao nuôi. Đối với các vùng nuôi bán thâm canh, thâm canh cần thực hiện tốt quy trình sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi.

- Các cơ sở nuôi cần có các ao chứa lắng để tích trữ nước xử lý chủ động nước cấp cho ao khi có dịch bệnh xẩy ra. 

- Thực hiện chế độ cho ăn và quản lý thức ăn phù hợp, duy trì mực nước tối thiểu 1,3 - 1,5m, cần cấp bổ sung nước thì phải được lấy từ ao lắng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi; chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ.

- Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường, duy trì độ mặn 15 - 20 ‰; pH là 7,5 - 8,2; độ kiềm 120 - 160 mg/l.

- Thường xuyên xi phông đáy ao: tháng nuôi thứ nhất 5 - 7 ngày xi phông 1 lần; giai đoạn tôm lớn mỗi ngày xi phông 1 lần (đối với nuôi thâm canh).

  1. Đối với diện tích tôm nuôi đã bị dịch đốm trắng

Cần tiến hành xử lý triệt để mầm bệnh trong ao nuôi bằng hoá chất (Chlorine 30 - 50gam/m3 loại Chlorine có hoạt tính 60 - 80%) sau 7 - 10 ngày mới xả nước ra môi trường ngoài. Sau khi xử lý Chlorine, tiến hành cải tạo theo đúng quy trình kỹ thuật: san vét bùn đáy, bón vôi, phơi ao, lấy và xử lý nước.

Tuyệt đối không bơm xả nước trong ao tôm bị bệnh chưa qua xử lý triệt để ra môi trường xung quanh, khi xẩy ra hiện tượng tôm chết cần khai báo với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, tránh mầm bệnh lây lan. Thực hiện “3 không” không giấu dịch, không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và không xả bỏ tôm chết, tôm bệnh ra ngoài môi trường.

Khuyến cáo bà con không nên nóng vội mà cần cải tạo ao nuôi, xử lý nước đạt các yêu cầu kỹ thuật, lựa chọn con giống tốt, đạt tiêu chuẩn mới tiến hành thả lại; quá trình nuôi tôm cần nâng cao ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường, tăng cường công tác phòng bệnh cho tôm nuôi.

  1. Đối với diện tích chưa thả giống

Cần chú trọng hơn nữa việc xử lý nước đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh trong ao nuôi, chọn thả con giống đã qua kiểm dịch; thả nuôi với mật độ phù hợp (đối với tôm thẻ chân trắng - nuôi vùng triều thả giống dưới 80 con/m2; nuôi trên cát từ 100 - 120 con/m2; tôm sú dưới 15 con/m2)./.

 

                                                             Sỹ Công - Chi cục Thủy sản

 

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

26/7/2021 - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
16/7/2021 - Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm
22/6/2021 - Chủ động ứng phó với mùa mưa bão trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2021
14/5/2021 - QUẢN LÝ TỐT AO NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG NÓNG
2/3/2021 - Giới thiệu một số cơ sở cung ứng giống tôm thẻ chân trắng cho bà con tham khảo, lựa chọn năm 2021
16/7/2020 - ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TRONG NUÔI TÔM
13/5/2020 - Một số khuyến cáo trong nuôi ngao khi thời tiết nắng nóng
6/5/2020 - Một số biện pháp chống nóng cho thủy sản
18/3/2020 - Phòng, trị bệnh virus mùa xuân trên cá chép
28/10/2019 - Một số biện pháp phòng, chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ
4/7/2019 - Nuôi tôm 'công nghệ 234'
18/6/2019 - Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá theo hình thức "sông trong ao"
4/6/2019 - Tăng cường quản lý, kiểm soát loài tôm càng đỏ.
29/5/2019 - Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt bằng con giống nhân tạo, sử dụng nước ngầm
6/5/2019 - Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 2,768
Tất cả: 990,948
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com