>> HOẠT ĐỘNG NGÀNH NN |

Câm Xuyên đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Tin đăng ngày: 26/6/2024 - Xem: 1098

Việc đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi trồng thủy sản nước ngọt  nhất là việc mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi mới trên những diện tích sản xuất cũ kém hiệu quả đang là hướng đi mang lại hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế cho người dân ở nhiều địa phương trong đó có huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Những năm qua, nhiều hộ dân tại địa phương này đã mạnh dạn đưa các đối tượng thủy sản mới, có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, nhằm khai thác tối đa diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều này không chỉ đa dạng hóa đối tượng nuôi, mà còn góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Từ những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả do địa hình sâu trũng, dễ bị ngập lụt, ông Võ Văn Thái ở thôn Tiến Thắng, xã Cẩm Thịnh, (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã cải tạo thành ao hồ để nuôi cá trắm, cá chép. Tuy nhiên sau 1 năm thử nghiệm, kết quả mang lại không như mong đợi. Qua tìm hiểu, ông Thái nhận thấy cua đồng phù hợp với đất ruộng và có đầu ra ổn định nên ông  đã mua hơn 3 tạ giống về thả nuôi. Trải qua gần 3 tháng thả nuôi, đến nay cua đồng  phát triển tốt với tỷ lệ sống cao.

Upload

 Từ ruộng lúa trũng thấp kém hiệu quả, ông Võ Văn Thái ở thôn Tiến Thắng, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chuyển sang nuôi cua đồng cho thu nhập cao

Dự kiến 1 tháng nữa, lứa cua đầu tiên sẽ cho thu hoạch, trọng lượng dự kiến đạt 50 con/kg. Với giá bán hiện tại dao động từ 110 -120 nghìn đồng/kg, mô hình nuôi cua đồng hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu bền vững cho bà con nông dân.

Trên diện tích rộng hơn 1,5 ha, anh Đặng Thế Luận, thôn Đông Trung, Cẩm Bình, (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nuôi cá rô đầu vuông kết hợp trồng lúa hữu cơ. Vụ đầu tiên, gia đình thu lợi nhuận  gần 200 triệu đồng. So với canh tác truyền thống thì cho thu nhập  gấp 3 - 4 lần. Sau đó, nhận thấy cá lóc có đầu ra ổn định hơn, anh tiến hành thả 2 vạn cá lóc giống với kích cỡ 300con/kg. Đến nay, sau gần 2 tháng cá phát triển tốt, đạt kích cở 20 con/kg, tỷ lệ sống trên 95%. Sau hơn 1 tháng ương nuôi trong hệ thống ao, mương, cá sẽ được thả bung ra ruộng lúa để thả nuôi thương phẩm. Anh Luận cho biết: “Mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa mang lại hiệu quả  kép do cá và lúa có quan hệ cộng sinh. Cá ăn sâu bệnh hại nên lúa ít bị sâu bệnh, cá sục bùn diệt cỏ dại. Các chất thải của cá có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn của ruộng, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt”. Mô hình này giúp người sản xuất giảm được chi phí như: Phân bón, công làm cỏ, làm đất…

Sau nhiều năm trăn trở tìm hướng phát triển sản xuất trên đồng lúa kém hiệu quả, năm 2020 anh Lê Văn Lộc ở thôn 1 xã Cẩm Thạch, (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã quyết định chọn ốc bươu đen làm đối tượng nuôi mới. Anh Lộc đã cải tạo ruộng lúa thành ao nuôi và quyết định mua hơn 2 vạn ốc giống về nuôi thử nghiệm trên diện tích 500m2. Anh Lộc chia sẽ: “Qua vụ nuôi đầu tiên, tôi nhận thấy, đây là loài phát triển nhanh, có sức đề kháng tốt, phù hợp với đồng ruộng tại địa phương nên vụ nuôi thứ hai tôi tiếp tục mở rộng diện tích lên 2.000 m2, chia thành 4 ao để nuôi ốc bươu đen. Để chủ động được con giống và giảm bớt chi phí, tôi đã dành riêng 1 ao 500m2 để nuôi ốc sinh sản và ương giống”. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi nên đến nay, anh Lộc đã sở hữu trang trại vừa nuôi thương phẩm vừa sản xuất ốc giống. Bình quân mỗi năm gia đình anh xuất bán ra thị trường gần 10 tấn ốc thương phẩm và 10-15 vạn ốc giống, mang lại nguồn thu hơn 200 triệu đồng.

Với diện tích 0,3 ha ao đầm, những năm trước anh Lê Công Tuấn, thôn Xuân Lâu, xã Cẩm Thạch chủ yếu nuôi cá truyền thống nhưng hiệu quả không cao, giá trị kinh tế thấp, đầu ra không ổn định. Sau một thời gian tìm hiểu, được biết giống tôm càng xanh đang được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và đã được người dân ở nhiều tỉnh thành nuôi thành công, nên anh đã mạnh dạn đưa vào nuôi thử nghiệm.

Upload

 Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh Lê Công Tuấn (thôn Xuân Lâu, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) cho thu nhập 200 - 250 triệu đồng/năm

Theo đó, năm 2021, anh quyết tâm nuôi thử tôm càng xanh trên diện tích là 1000m2. Trong quá trình nuôi, nhận thấy tôm phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao, ít dịch bệnh xảy ra, đến kỳ thu hoạch được thương lái đến tận nơi đặt hàng nên bước sang năm 2023, anh Tuấn chuyển đổi toàn bộ diện tích 0,3 nuôi cá truyền thống ha sang nuôi tôm càng xanh. Mỗi năm, anh thả nuôi 2 - 3 vạn tôm giống, sau hơn 5 - 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 60% - 65%, kích cở tôm thương phẩm đạt 20-25 con/kg, với giá bán giao động 300 - 350 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí  lợi nhuận thu về đạt 200 - 250 triệu đồng/năm, hiệu quả gấp 4-5 lần so với nuôi cá truyền thống trước đây. Anh Tuấn cho biết kỹ thuật nuôi tôm càng xanh không quá khó, ít tốn công chăm sóc, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên để nuôi được loại tôm này cần có nguồn nước sạch, chủ động để thay thường xuyên giúp tôm lột xác thuận lợi và nhanh lớn; ao nuôi cần đầu tư 1-2 quạt nước nhằm tạo oxy để tôm phát triển tốt.

Sự thành công từ các mô hình nuôi trồng thủy sản trên đã phần nào khẳng định việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi thủy sản nước ngọt nhất là mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi mới trên những diện tích sản xuất cũ kém hiệu quả là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, mang lại hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế cho người dân, duy trì tính ổn định của vùng nuôi, hạn chế những rủi ro do dịch bệnh...và  đặc biệt giúp các địa phương củng cố vững chắc tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn trên hành trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Phan Thanh Nghi, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Cẩm Xuyên cho biết: Việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản đang là hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, điều lưu ý của hình thức nuôi này là phải đúng thời điểm mùa vụ, nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật từ khâu chọn giống, phòng bệnh và chăm sóc. Đồng thời, người nuôi cần nắm được đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi, điều kiện tự nhiên của từng vùng, tránh ảnh hưởng hiệu quả kinh tế. Từ những kết quả bước đầu đạt được, hiện nay, cùng với việc tiếp tục hỗ trợ người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, huyện Cẩm Xuyên đang có kế hoạch tổ chức đánh giá thực tế để nhân rộng trong thời gian tới./.

Phú Hòa - Ánh Nguyệt

 

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

7/9/2024 - Kết quả bước đầu của mô hình khuyến nông lĩnh vực thủy sản năm 2024
7/9/2024 - Thắng lợi toàn diện vụ lúa Hè Thu 2024
7/9/2024 - Đột phá bằng cơ giới hóa trong thu hoạch vụ lúa hè thu ở Hà Tĩnh
7/9/2024 - Nông dân Đức Thọ thu nhập cao nhờ trồng cây lá Gai
7/9/2024 - Nâng cao thu nhập từ nghề trồng cói
5/9/2024 - Thủ phủ bưởi Phúc Trạch vào vụ thu hoạch
5/9/2024 - Làm giàu rừng trên dãy núi Hồng Lĩnh
5/9/2024 - Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ
5/9/2024 - Tổ chức lớp dạy nghề ngắn hạn Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt
30/8/2024 - Hương Sơn đẩy mạnh nâng cao chất lượng đàn dê
30/8/2024 - Phát triển nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn giảm rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu
27/8/2024 - Nâng cao thu nhập từ phát triển kinh tế vườn hộ
27/8/2024 - Hiệu quả kép từ hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cam
22/8/2024 - Kết quả bước đầu mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ
19/8/2024 - Kết hợp công thức truyền thống với công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 294
Tất cả: 1,097,986
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com