>> CẨM NANG KỸ THUẬT |

Quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe thủy sản nước mặn lợ giai đoạn chuyển mùa
Tin đăng ngày: 16/7/2024 - Xem: 1181

Đối với thời tiết Bắc trung bộ nói chung và Hà Tĩnh  nói riêng vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm thường xuyên xuất hiện những cơn mưa đầu mùa  bất thường làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, sau những đợt nắng nóng gay gắt thì thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những cơn mưa rào làm cho các đối tượng nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát mầm bệnh gây thiệt hại cho các loài thuỷ sản nuôi, đặc biệt là đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua, cá... Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa, những người nuôi thuỷ sản mặn lợ cần áp dụng các biện pháp sau đây để ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho các đối tượng:

          - Quản lý pH nước ao nuôi: pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự biến động đột ngột của pH có thể làm cho các đối tượng thuỷ sản bị sốc, giảm sức đề kháng. Vì vậy, chúng ta nên kiểm tra pH thường xuyên trong lúc trời mưa và ngay sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 - 8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị (đo pH vào lúc khoảng 6 giờ và 14 giờ). Nếu pH thấp, có thể sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 ( thường gọi là vôi Canxi) liều lượng từ 10 - 20 kg/1.000m3 nước ao tùy giá trị pH đo được. Ngoài ra, để hạn chế phèn trên bờ ao rửa trôi xuống ao khi mưa làm giảm pH và đục nước, người nuôi nên sử dụng bột vôi đá sống CaO  rãi đều trên bờ ao (khoảng 0,5 – 1 kg/m2 bờ ao). Vôi sẽ giúp trung hòa acid tránh giảm pH đột ngột và giúp nước ao không bị đục sau khi mưa, đồng thời sử dụng vôi có thể diệt được mầm bệnh gây hại cho các đối tượng nuôi.

          + Quản lý độ kiềm: Mùa mưa là thời điểm độ kiềm trong ao giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, cua làm cho tôm, cua chậm lớn, giảm tỷ lệ sống hay thường gặp hiện tượng tôm bị mềm vỏ kéo dài do độ kiềm dưới mức thích hợp, đặc biệt đối với vùng nuôi có độ mặn thấp. Độ kiềm thích hợp cho tôm sú từ 80 - 140 mg/l và 120 -150 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng. Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng vôi Dolomite liều lượng 20 - 30 kg/1000m3 hoặc sử dụng vôi Canxi nếu pH thấp.

+ Kiểm soát tảo: Đối với những ao nuôi trên 2 tháng, sau khi trời mưa liên tục vài ngày, mật độ tảo thường tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu thường là cho ăn thừa trong những ngày mưa. Một trong những biện pháp kiểm soát hữu hiệu lượng chất thải cũng như mật độ tảo trong ao là giảm khoảng 20 - 30% lượng thức ăn khi trời mưa, bởi vì nhiệt độ thấp các đối tượng nuôi sẽ giảm bắt mồi. Hơn nữa, để tránh thất thoát thức ăn trong những ngày trời âm u thì nên bắt đầu cho tôm, cá… ăn sau khi mặt trời mọc, lúc đó tảo bắt đầu quang hợp đảm bảo đủ Oxy để tôm, cá… bắt mồi và tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng mật rỉ đường kết hợp với men vi sinh với liều lượng 2 - 3 kg/100m3 định kỳ 5 - 7 ngày kết hợp tăng cường chạy quạt cung cấp Oxy cũng là giải pháp kích thích vi khuẩn có lợi trong ao phát triển tăng cường phân giải các chất hữu cơ, hạn chế tảo phát triển quá mức đặc biệt là những ao nuôi tôm.

          + Quản lý mực nước: Đối với những ao có mực nước thấp chất lượng nước sẽ biến động lớn sau những cơn mưa lớn hoặc khi trời nắng nóng gay gắt. Vì vậy, cần duy trì mực nước tối thiểu là 1,4m đối với ao nuôi tôm sú và 1,5m trở lên đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng và các đối tượng nuôi khác. Ngoài ra, tăng cường hệ thống guồng quạt nước trong khi mưa lớn hay khi trời nắng gắt sẽ giúp xáo trộn nước tránh hiện tượng phân tầng trong ao từ đó hạn chế những tác động xấu đến chất lượng nước  ao nuôi và sức khoẻ các đối tượng nuôi.

+ Quản lý sức khỏe các đối tượng nuôi: Ngoài việc quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân của các đối tượng nuôi trong ao hàng ngày thông qua kiểm tra sàn ăn, chúng ta cần kiểm tra theo định kỳ 5 - 7 ngày hoặc sau khi ao nuôi có những diễn biến xấu như chất lượng nước xấu hay mưa kéo dài để kiểm tra sức khỏe các đối tượng nuôi nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như có hiện tượng tôm, cua cá… bỏ ăn, bơi lờ đờ, dạt bờ nhiều. Bên cạnh đó, bà con cần tăng cường sức đề kháng cho các đối tượng nuôi trong giai đoạn thời tiết bất lợi bằng cách tăng cường và bổ sung các loại khoáng chất, Vitamin các loại, vi sinh đường ruột, chất bổ gan, chất tăng đề kháng …để tăng sức chống chịu cho vật nuôi.

          + Hạn chế mầm bệnh trong ao bằng cách diệt khuẩn nước ao, trong những trường hợp cần thiết như màu sắc của tôm, cua… thay đổi xấu, tôm, cua có hiện tượng đóng rong, đóng nhớt, bị phồng đuôi, đứt đuôi, đứt râu. Đặc biệt sau đợt mưa nhiều ngày vi khuẩn có hại gây bệnh thường bùng phát theo sự tích tụ hữu cơ trong ao. Do đó, sau khi kết thúc đợt mưa chuyển sang thời tiết nắng cần diệt khuẩn để giảm mật độ vi khuẩn có hại, giảm bớt mầm bệnh và cấy vi sinh lại sau 2 ngày để tăng cường vi khuẩn có lợi cho ao, có thể thay nước nếu có thể. Một số chất diệt khuẩn có thể ảnh hưởng đến tảo và sức khỏe các đối tượng nuôi vì vậy, chúng ta cần lưu ý chọn loại diệt khuẩn tương đối an toàn  và phải kiểm tra sức khỏe các đối tượng nuôi trước khi sử dụng.

          Trên đây là một số giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý môi trường ao nuôi và sức khoẻ thuỷ sản nước mặn lợ giai đoạn chuyển mùa. Hy vọng với những biện pháp vừa nêu trên kết hợp với kinh nghiệm và quan sát tại ao nuôi chúng ta sẽ có những cách xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến các đối tượng nuôi thuỷ sản mặn lợ và sẽ có vụ mùa  nuôi thành công./.

                                                                                           Trương Huy Dũng

 

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

7/9/2024 - Kết quả bước đầu của mô hình khuyến nông lĩnh vực thủy sản năm 2024
7/9/2024 - Thắng lợi toàn diện vụ lúa Hè Thu 2024
7/9/2024 - Đột phá bằng cơ giới hóa trong thu hoạch vụ lúa hè thu ở Hà Tĩnh
7/9/2024 - Nông dân Đức Thọ thu nhập cao nhờ trồng cây lá Gai
7/9/2024 - Nâng cao thu nhập từ nghề trồng cói
5/9/2024 - Thủ phủ bưởi Phúc Trạch vào vụ thu hoạch
5/9/2024 - Làm giàu rừng trên dãy núi Hồng Lĩnh
5/9/2024 - Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ
5/9/2024 - Tổ chức lớp dạy nghề ngắn hạn Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt
30/8/2024 - Hương Sơn đẩy mạnh nâng cao chất lượng đàn dê
30/8/2024 - Phát triển nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn giảm rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu
27/8/2024 - Nâng cao thu nhập từ phát triển kinh tế vườn hộ
27/8/2024 - Hiệu quả kép từ hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cam
22/8/2024 - Kết quả bước đầu mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ
19/8/2024 - Kết hợp công thức truyền thống với công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm
 
  VIDEO CLIPS  
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 335
Tất cả: 1,098,027
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0914.886.618
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com